Chia sẻ cách nối ghép nhiều loa vào amply truyền tải âm thanh tốt nhất
Chia sẻ cách nối ghép nhiều loa vào amply truyền tải âm thanh tốt nhất dây loa. Cách kết nối dây loa cơ bản cho người mới. Cách đấu dây loa cơ bản chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết ít nhiều về chúng. Tuy nhiên đấu dây loa như thế nào để có tín hiệu âm thanh tốt nhất là điều không phải ai cũng làm được. Ở mỗi cách kết nối dây loa đòi hỏi nhiều kỹ thuật giai đoạn cụ thể. Qua bài viết này Firstsound sẽ chia sẻ cách đấu nhiều loa vào một Amply. Đảm bảo thành công 100% cho ra âm thanh chuẩn và hay nhất.
I. Những điều bạn cần biết trước khi cách nối ghép nhiều loa vào amply
Kết nối nhiều loa nghe nhạc vào Amply khi chưa hiểu rõ các thông số của chúng sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, để thành công, bạn cần nắm rõ những thông tin cơ bản sau đây:
- Trở kháng của loa sẽ cho biết chúng ta biết loa có thể tải được dòng điện bao nhiêu. Bình thường loa sẽ được tạo với những mức trở kháng dạng chuẩn như 15, 8Ω và 4Ω. Loa trở kháng càng cao thì tải được dòng điện cường độ càng thấp. Cho ra âm thanh càng bé và ngược lại. Như vậy, trong 3 loa 4Ω, 15Ω và 8Ω thì loa 4ohm sẽ tạo ra âm thanh tốt nhất, tiếp đến loa 8ohm & 15ohm.
- Trở kháng của ampli: bình thường rất nhỏ, chỉ khoảng 1ohm
- Nếu nối loa có trở kháng quá nhỏ hoặc nhiều dây loa đấu song song vào ampli sẽ gây ra hiện tượng quá tải. Điều này sẽ trở nên tồi tệ và chất lượng âm thanh bị yếu đi hoặc nặng hơn thì có thể gây cháy amly. Cần nắm rõ thông số của loa và amply trước khi kết nối.
II. Cách nối nghép nhiều loa vào amply đúng kỹ thuật
Để đấu nhiều loa vào amply, bạn cần làm theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1:
- Kiểm tra dây tín hiệu, các cực ra vào của loa cũng như amply.
- Loa có 2 sợi dây, 1 âm, 1 dương. Thường thì dây loa dương sẽ có chữ, còn dây loa âm không có chữ. Amply có đầu âm màu đen và đầu dương màu đỏ.
Bước 2: lấy dây loa dương nối với đầu dương (màu đỏ) của amply, dây loa âm nối với đầu âm (màu đen) của amply. Những loa khác bạn cũng tiến hành tương tự để kết nối với ampli.
Bước 3: sau khi bạn kết nối thành công và vặn volume về 0 sẽ điểu chỉnh âm lượng lớn rồi bạn sẽ test loa. Nếu bạn thấy âm thanh hoạt động ổn định, âm thanh chất lượng thì có nghĩa là bạn đã kết nối thành công.
XEM THÊM: Nên đầu tư những phụ kiện cần thiết nào để hoàn thiện dàn âm thanh ?
III. Cách Lắp Thêm Loa Treble Không Sợ Cháy Amply
Tiếng Treble được đánh giá là yếu tố nền tảng để tạo ra một chất lượng âm thanh tốt. Tuy nhiên rất nhiều dòng loa hiện nay lại chưa thực sự xuất sắc về âm treble, thậm chí treble bị thiếu, nhỏ. Để khắc phục tình trạng này, nhiều người tìm đến cách lắp thêm loa treble để âm thanh phát ra loa thêm phần sống động hơn. Nhưng lắp thêm loa treble thế nào mới đúng? Phải lắp loa treble làm sao để không khiến công suất loa tăng cao gây cháy amply?
1. Hướng dẫn cách lắp thêm loa Treble trực tiếp
Thông thường, trong một dàn âm thanh, loa với amply đã được phối ghép theo quy tắc nhất định, vì vậy khi lắp thêm loa treble, bạn cần chú ý đến trở kháng của loa để có cách phối ghép cân bằng, phù hợp. Cụ thể chuẩn bị như sau:
- Một cặp loa Treble (Đảm bảo cặp loa có thông số kỹ thuật đầy đủ như công suất, trở kháng để dễ dàng sử dụng thông tin khi phối ghép mà không phải tự đo)
- Dây nối, tụ trở nếu cần
2. Cách lắp thêm loa
- Xác định lại chính xác trở kháng và công suất của loa, amply và loa treble muốn lắp thêm vào (Bạn có thể dựa vào thông số kỹ thuật cung cấp trên thiết bị hoặc tự đo bằng dụng cụ)
- Xác định sơ đồ phối ghép loa hiện tại khi chưa lắp thêm loa Treble, vẽ lại sơ đồ phối ghép này ra giấy
- Sử dụng thông số đã xác định được ở bước 1 để vẽ mạch loa ghép với amply hoàn chỉnh. Bạn có thể ghép loa theo sơ đồ song song, nối tiếp hoặc kết hợp cả 2 miễn sao cho trở kháng tổng của loa lớn hơn vừa đủ so với trở kháng của amply thì amply của bạn sẽ đủ để tải được.
- Phối ghép loa theo sơ đồ đã vẽ.
Bên cạnh đó, ngoài việc lựa để phổi ghép loa với amply cho phù hợp, chúng ta cũng có thể sử dụng thêm một số linh kiện nhỏ khác để cân bằng điện trở, bảo vệ dàn âm thanh của bạn an toàn hơn.
IV. Hướng dẫn đấu ghép nhiều loa vào amply đúng kỹ thuật
Đấu loa vào amply không lên tiếng, đấu loa thấy tậm tịt lúc được lúc mất là những vấn đề đáng lo ngại của rất nhiều người sử dụng dàn âm thanh hiện nay. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách đấu 4 loa vào 1 amply để có âm thanh chuẩn nhất và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật như chuyên gia. Hãy cùng theo dõi 2 cách đấu loa cơ bản ngay sau đây nhé.
Có 2 hình thức đấu nối phổ biến nhất hiện nay đó chính là đấu nối tiếp, đấy song song và thêm điện trở vào mạch nối. Mỗi phương pháp đấu nối sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó. Mời các bạn tham khảo ngay sau đây.
1. Đấu dây loa nối tiếp và song song
Đấu dây loa nối tiếp và song song là 2 hình thức đấu nối phổ biến nhất, để đấu nối 4 loa vào 1 Amply theo 2 hình thức này, ta có 2 công thức tính điện trở như sau:
- Đấu nối loa song song: 1/R=(1/R1)+(1/R2)+…+(1/Rn)
- Đấu nối loa nối tiếp: R=R1+R2+…+Rn
– Cụ thể như công thức trên, nếu ta nối 4 loa song song, trở kháng của tổng loa R=1 Ohm (<4 Ohm) => Không phù hợp.
– Vậy không thể nối 4 loa song song. Nếu ta nối 4 loa nối tiếp R=16 Ohm (>4 Ohm) => Không phù hợp. Vậy cũng không thể nối 4 loa nối tiếp.
– Trong trường hợp này, ta cần phối hợp giữa 2 hình thức đấu nối trên, cụ thể như hình sau:
Như hình trên ta sẽ nối 2 cặp loa nối tiếp và song song với nhau. Trong trường hợp này trở kháng tổng của loa sẽ là 4 Ohm (bằng trở kháng Amply => Ghép nối phù hợp).
2. Thêm điện trở vào mạch nối
Nếu vì một vấn đề nào đó mà loa của bạn chỉ có thể nối song song với nhau, đừng lo lắng, chúng ta vẫn có một cách giải quyết khác cho tình huống này, đó chính là thêm tụ trở.Cụ thể như sau: Khi mắc 4 loa song song, trở kháng tổng của loa là R=1 Ohm, tuy nhiên trở kháng của Amply Jarguar 506N lại là 4 Ohm, để loa vẫn ghép nối phù hợp, rất đơn giản, chúng ta sẽ thêm một tụ trở có trở kháng là 3 Ohm mắc nối tiếp với khối loa, như vậy trở kháng sẽ tăng lên thành 4 Ohm bằng với trở kháng của amply và ghép nối phù hợp.
Lưu ý: Bạn không nên đấu thẳng loa 4 ohm vào amplifier có công suất (output) 8 ohm, cũng không nên 2 loa vào 1 nhánh của amp âm thanh có thể sẽ bị rè hoặc loa sẽ bị hư sau 1 thời gian, bạn cần 1 switcher để chuyển đổi từ 8 ohm thành 6 ohm hoặc 4 ohm và cách đấu chéo ( parallel) bạn có thể kết nối từ 4 đến 10 loa.
V. Hướng dẫn cách ghép nhiều loa vào amply từ A-Z
4 Cách ghép nhiều loa vào amply Hiệu Quả Nhất
1.Đấu dây vào loa song song
Nó là cách đấu cơ bản nhất mà mọi người hoặc chính các vẫn hay sử dụng. 2 hoặc nhiều loa sẽ gọi là nối song song (Paralel) khi các cực cùng dấu được đấu chung. hai cọc âm (-) với nhau và 2 cọc dương (+) với nhau để tín hiệu có thể truyền từ Ampli tới được cả loa Tweeter và Bass. Trong cách đấu này, một Ampli và một bộ dây loa cùng cấp tín hiệu cho cả loa Tweeter và loa Bass trong một thùng loa. ( xem sơ đồ đấu loa song song ).
2. Đấu loa nối tiếp
Hai hoặc nhiều loa được gọi là đấu nối tiếp (seria) khi cực dương (+) của loa này đấu với cực (-) của loa kia, còn lại đấu vào main.khi đấu nối tiếp thì tổng trở tăng lên 16om (nếu mỗi cái loa là 8om). chú ý khi đấu nối tiếp thì hai cái loa phải hoàn toàn giống nhau.
Trở kháng tương đương loa sẽ là: Ztd = Z1 + Z2 +…+ Zn. Ưu điểm của cách đấu nối loa nối tiếp chính là khi sảy ra sự cố ở âm thanh thì các hệ thống vẫn hoạt động rất ổn và các loa làm việc thay thế và đảm nhiệm các vị trí cho nhau.
3. Kiểu đấu 2 ampli với loa
Trong kiểu đấu loa này cần sử dụng 2 Ampli và 2 bộ dây loa. Tín hiệu từ CD tới Preampli rồi đến 2 Ampli công suất khác nhau. 1 cái chuyên “đánh” loa Tweeter cho hai kênh, cái còn lại thì “đánh” loa Bass của hai kênh. Âm thanh của Bi-amp có sự cải thiện đáng kể so với Bi-wire: trong trẻo hơn, mạnh mẽ hơn, tách bạch hơn.
4. Đấu loa song song & nối tiếp
Là sự kết hợp của hai cách đấu trên, nó có những tiêu chuẩn về chất lượng âm thanh duy nhất. nhưng mà trên thực tế bạn cần phải am hiểu về âm thanh thì mới sử dụng được cách này. Hãy liên hệ ngay với AUdio Khang Phú Đạt để được trợ giúp tốt nhất nhé.
Chúng tôi hi vọng với bài viết này, phần nào đã giải đáp được ít nhiều thắc mắc về cách lắp đặt nhiều loa với amply để mang đến chất lượng âm thanh trọn vẹn nhất.
- First Sound – SỐ 1 về âm thanh, ánh sáng, màn hình led
- SHOWROOM: 1110 Phạm Văn Đồng, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Mã số thuế: 0314975247
- Hotline: (028) 73018090
- Mobile/Zalo : 097.3554.987 (24/7)