Nguyên nhân loa bị rè? Do hãng hay do chính người sử dụng ?
Sau một thời gian sử dụng, loa bị rè, bị sôi là điều hoàn toàn tự nhiên, không khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nguyên nhân loa bị rè ngay sau khi bạn mua về dùng thử cũng là điều dễ hiểu. Và không quá bất ngờ nếu bạn sử dụng sai nguyên tắc và nguyên lý hoạt động của nó.
Để giúp bạn sử dụng bộ loa hiệu quả và bền lâu, ở bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp lại. Giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất về nguyên nhân loa bị rè. Đôi khi một vài hành động nhỏ với bạn không mang nhiều ý nghĩa. Nhưng điều này có thể làm hư, đứt cặp loa mà bạn đang sử dụng. Chính vì thế mà có rất nhiều trường hợp sau khi mua loa về được một thời gian ngắn sử dụng là đã hư. Lúc này người sử dụng “ngay lập tức” cho rằng loa bị hư là do hãng chứ không phải do tôi đang sử dụng không đúng cách. Hãy cùng đọc qua một vài lưu ý dưới đây để bạn có thể “bảo vệ” tốt hơn cho cặp loa của mình.
1. Nguyễn nhân loa bị rè do sử dụng loa với công suất quá mức
Bạn dùng một chiếc xe với tải trọng 5 tấn để chở 7 tấn hàng. 1-2 lần chiếc xe vẫn có thể chạy được tuy nhiên nếu nếu trường hợp này xảy ra thường xuyên chắc chắn chiếc xe sẽ gặp vấn đề. Tương tự, loa cũng không nằm ngoài nguyên tắc tự nhiên này. Có 2 tình huống phối ghép công suất loa và amply sai lầm thường xảy ra:
- Sử dụng amply công suất quá cao so với loa: Thông thường amply với công suất gấp 1,5 lần so với công suất loa thì đã là phù hợp rồi. Trong trường hợp này, khi vặn hết cỡ volume trên amply sẽ gặp các tình trạng như loa bị đứt treble, cháy loa…
- Sử dụng amply công suất quá nhỏ so với loa: Lúc này khi bạn vặn lớn amply âm thanh sẽ có hiện tưởng vỡ, bể và không chắc tiếng. Tiếng phát ra lúc này thường sẽ bị méo và lâu ngày cũng gây ra tình trạng cháy loa.
2. Tắt loa chưa đúng cách
Đối với loa vi tính gia đình có tích hợp đủ loa và amply hay loa vệ tinh. Tách rời amply trước khi tắt không sử dụng nữa thì bạn phải điều chỉnh nút tăng giảm âm lượng, bass, treble về mức 0. Nếu bạn duy trì được thói quen như vậy, bạn sẽ giảm đi được nguyên nhân loa bị rè và tăng được tuổi thọ của loa.
3. Tắt amply chưa đúng cách
Đây là trường hợp rất hay gặp với những người mới sử dụng dàn âm thanh. Khi sử dụng xong dàn âm thanh, để cho “nhanh-gọn” thì nhiều người thường tắt thẳng nguồn điện. Hoặc tắt công tắc amply đột ngột chứ không vặn volume xuống rồi mới tắt. Tình trạng này diễn ra nhiều lẫn sẽ làm cháy loa của bạn và rất nguy hiểm.
Để tốt nhất khi muốn tắt dàn âm thanh, không sử dụng nữa thì bạn nên vặn nhỏ volume tín hiệu trên amply trước. Sau đó tắt amply và các thiết bị khác rồi mới tắt nguồn điện để đảm bảo “an toàn” cho các thiết bị trong dàn âm thanh.
XEM THÊM: Hi-Fi là gì? Điểm khác biệt giữa Hi-fi và Hi-End
4. Loa bị rè do bạn hay để micro hú dài
Khi xảy ra tiếng hú,có nghĩa là loa của bạn đang bị tổn hại nghiêm trọng. Càng hú nhiều,loa càng dễ bị hư. Một tiếng hú ở loa treble trong 5 giây có thể hiểu rằng. Nó bằng khoảng 10 lần năng lượng phát ra của một tiếng xanh ban đánh liên tiếp 0,5 giây 1 lần. Khi tiếng hú phát ra thì cuộn dây loa sẽ sinh nhiệt rất nhanh chóng. Và không kịp toả ra môi trường quanh nó nên bốc mùi thơm.
Ngoài ra khi sử dụng micro chúng ta rất hay gặp tình trạng micro bị hú vì nhiều lý do. Lúc này giải pháp tốt nhất đó chính là điều chỉnh nhỏ volume lại và tìm cách xử lý tiếng hú. Trước khi trở lại sử dụng bình thường. Các trường hợp “cố đấm ăn xôi”, tiếp tục sử dụng khi các tình trạng này xảy ra sẽ khiến loa rất dễ hư.
5. Hiện tượng loa đã hỏng nhưng vẫn tiếp tục sử dụng.
Một số người vẫn tiếp tục sử dụng loa khi bị rè. Điều này không những mang lại chất lượng âm thanh kém mà còn dẫn đến hỏng loa. Vì vậy bạn nên kiểm tra loa nếu thấy loa gặp vấn đề gì. hãy khắc phục chúng trước rồi hãy sử dụng.
XEM THÊM: Những điều cơ bản cần biết về âm thanh nhạc chất lượng cao
6. Khắc phục loa bị rè
Để khắc phục nguyên nhân loa bị rè chúng ta có một số cách sau đây. Bạn tham khảo và áp dụng để sửa loa cho mình nhé:
- Khắc phục tình trạng này, bạn nên lựa chọn công suất giữa loa và amply một cách cân đối tùy theo nhu cầu nghe. Và chú ý đến đèn báo tín hiệu âm thanh trên amply có vượt quá ngưỡng cho phép hay không (clipped).
Để tránh tình trạng tín hiệu quá mức cho phép.
- Không sử dụng nữa thì bạn nên vặn nhỏ volume tín hiệu trên amply trước. Sau đó tắt amply và các thiết bị khác rồi mới tắt nguồn điện để đảm bảo “an toàn” cho các thiết bị trong dàn âm thanh.
- Hãy ấn nhẹ tay vào màng loa nếu thấy sát thì bạn phải quấn lại.
- Kiểm tra lại ống côn dây loa có bị cạ vào lõi nam châm , cái này do khi quấn lại loa, canh không đúng .
- Kiểm tra rè do màng loa bị rách , giãn do bị ướt nước , làm lệch tâm lõi côn loa .
Kiểm tra rè do bong keo dán màng loa với côn , bong keo giữa màng và nhện loa.
- Và rè do bụi hoặc có vật rơi vào trong phần côn loa, có vài kiểu loa có một lỗ ở giữa cục sắt của củ loa .
- Kiểm tra lai côn trùng như ong tha đất chui vào làm tổ, gây kẹt côn loa,
- Kiểm tra lại rè do dây dẫn từ trạm dây loa vào màng sắp đứt rời.
Đó là những nguyên nhân chủ yếu và cách khắc phục nguyên nhân loa bị rè phổ biến nhất. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc sử dụng hiệu quả và kéo dài hoạt động của loa.
First Sound chuyên tư vấn, cung cấp và lắp đặt dàn âm thanh cho quán cafe, trà sữa, hội nghị, sân khấu. Hãy đến với chúng tôi để được hỗ trợ.
Xem thêm : Trọn bộ giải pháp loa, âm thanh cho quán cà phê
- First Sound – SỐ 1 về âm thanh, ánh sáng, màn hình led
- SHOWROOM: 1110 Phạm Văn Đồng, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Mã số thuế: 0314975247
- Hotline: (028) 73018090
- Mobile/Zalo : 097.3554.987 (24/7)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!